Về tình hình giải ngân vốn cho vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, theo Bộ Xây dựng, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 4.381 tỷ đồng/15.000 tỷ đồng cho 12.200 khách hàng.
Đây là nhóm đối tượng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Ngoài ra, còn có 24 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 31 (năm 2022) của Chính phủ, số vốn ưu đãi cho vay khoảng 7.516 tỷ đồng.
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương, trong thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ đôn đốc các tỉnh, thành phố đẩy nhanh việc triển khai đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp.
Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc thúc đẩy giải ngân gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Bộ Xây dựng sẽ hướng dẫn, phối hợp với các địa phương rà soát, lập và công bố danh mục các chủ dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ 2% lãi suất thông qua các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, Bộ sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để đẩy nhanh việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn lãi vay thương mại từ 1,5-2% từ bốn ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Agribank.
Bộ tiếp tục làm việc với một số địa phương trọng điểm để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đà Nẵng...
Vũ và Thiên là con trai của chị Nguyễn Thị Hoài Thương (SN 1989) và Nguyễn Văn Truyền (SN 1989), công nhân ở Phan Thiết.
Dịch Covid-19 bùng phát khiến vợ chồng thất nghiệp. Để duy trì cuộc sống, anh chị nhận làm thuê đủ việc, bươn trải đủ nghề, miễn sao kiếm được tiền nuôi các con. Đầu năm 2022, chị Thương nhận thấy sức khoẻ mình giảm sút nhưng không dám tới bệnh viện kiểm tra vì không có tiền.
Ngày 3/11, thấy trong người quá mệt, chị Thương đành nghỉ ở nhà. Đến chiều anh Truyền đi làm về, vào phòng thăm vợ thì thấy chị không cử động, miệng sùi bọt mép. Anh hốt hoảng gọi mọi người đưa vợ đi cấp cứu nhưng chị Thương đã mất sau đó 2 ngày do bệnh suy đa tạng.
Không tiền, không nhà cửa nơi đất khách, anh Truyền đành phải gọi về thông báo cho gia đình bên ngoại, đồng thời nhờ mọi người góp tiền đem vào làm thủ tục đưa vợ về quê.
Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, hai đứa trẻ Vũ và Thiên được độc giả ủng hộ số tiền 57.156.896 đồng. Món quà này đã được PV báo trao tận tay gia đình.
Thay mặt con gái quá cố, bà Nguyễn Thị Kim Hoa (bà ngoại của hai cháu) thông qua Báo VietNamNet gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các nhà hảo tâm đã chia sẻ với hoàn cảnh gia đình mình. Số tiền nhận được, bà sẽ dùng hoàn toàn vào việc nuôi dạy các cháu.
" alt=""/>Hai bé mồ côi mẹ ở Hà Tĩnh được ủng hộ hơn 57 triệu đồngChị Nguyễn Xuân Hằng (38 tuổi, Hà Nội) tâm sự trước Tết, chị rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ vì lo lắng. Năm nay, kinh tế gia đình gặp khó khăn, eo hẹp. Vợ chồng chị mỗi người một quê nên chi tiêu đi lại tốn kém. Gần Tết, chị vay bạn bè 10 triệu đồng gửi biếu gia đình hai bên. Quê chồng chị còn nhiều thủ tục lễ Tết rườm rà, chỉ tiền mua lễ cũng tốn gần chục triệu đồng. Để tiết kiệm, chị hạn chế mua sắm cho gia đình và chọn cách về quê bằng xe khách thay vì thuê xe riêng như mọi năm.
Anh Trần Văn Thiên (Linh Đàm, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng "đau đầu" vì lo lắng chuẩn bị Tết. Năm qua, công ty gặp khó khăn khiến anh bị giảm lương. Tiền vốn của gia đình lại dồn vào đầu tư chứng khoán. Vì vậy, việc chi tiêu trong dịp Tết khiến hai vợ chồng anh căng thẳng.
Chị Nguyễn Thanh Huyền (29 tuổi, Long Biên, Hà Nội) lại sợ Tết vì phải chuẩn bị cỗ bàn, ăn uống triền miên. Chị Huyền chia sẻ chồng là con trưởng nên phải lo cỗ bàn cho khách tới chơi, tất niên, tân niên. Bởi vậy, chị hầu như không thể đi chơi. Đến mùng 4, chị Huyền mới được về quê ngoại ở Văn Giang, Hưng Yên.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chia sẻ có nhiều người sợ Tết. Họ áp lực vì chi tiêu hay mệt mỏi bởi việc đi lại, tiệc tùng triền miên. Bác sĩ Hiển cho rằng năm nay kinh tế khó khăn hơn nên chắc chắn nhiều người gặp áp lực, lo lắng cho kỳ nghỉ này là khó tránh khỏi.
Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng chúng ta nên ăn Tết đơn giản. Những người kinh tế eo hẹp nên hạn chế chi tiêu, mua sắm, tránh đi vay nợ. Việc chi tiêu trong giới hạn sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực.
Để ăn Tết vui vẻ, tâm lý thoải mái bác sĩ Hiển cho rằng mọi người không nên quá cầu kỳ sắm nhiều đồ Tết, từ bỏ suy nghĩ "người ta có gì mình cũng phải có". Ngoài ra, nên chọn các hình thức vui chơi, giải trí nhẹ nhàng.
Ví dụ, kinh tế khó khăn khiến bạn không thể về quê, đi du lịch có thể vui chơi bằng xem phim, tự cho mình kỳ nghỉ tại nhà, đọc sách.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng nhìn nhận người ta sợ Tết vì ăn nhậu quá nhiều, di chuyển liên tục khiến cơ thể mệt mỏi. Phụ nữ sợ vì phải bận rộn nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận theo hướng tích cực về Tết truyền thống.
Vị chuyên gia này cho rằng bạn có thể chọn tận hưởng kỳ nghỉ Tết nhẹ nhàng, nhấp vài ly rượu vang bên người thân, sống chậm cùng gia đình và bạn bè.
Nếu quê xa, sợ chen chúc ở sân bay, nhà ga, chi phí tốn kém bạn có thể “ăn tết online” với người thân của mình. Tâm lý thoải mái, sẵn sàng thay đổi sẽ giúp chúng ta giảm áp lực về Tết.
Ông Nam cũng khuyến cáo Ngày Tết, bạn cũng cần cố gắng duy trì nếp sinh hoạt giống ngày thường, ăn ngủ điều độ để cơ thể đỡ mệt mỏi, giúp giảm bớt căng thẳng tinh thần.
" alt=""/>Tết như “đi đầy”: Cách xả áp lực như thế nào?